ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » 2009 » April » 22 » Giai thoại và sự thật về Bảo Đại-vua cuối cùng triều Nguyễn !!
Giai thoại và sự thật về Bảo Đại-vua cuối cùng triều Nguyễn !!
11:20 AM
Nhà Nguyễn khởi nghiệp
Nguyễn Phúc Ánh là con thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Luân tức Hưng tổ Hiếu Khương Hoàng đế. Nguyễn Phúc Luân chết lúc Nguyễn Phúc Ánh mới có 4 tuổi (sinh năm Nhâm Ngọ - 1762). Sau đó Nguyễn Phúc Ánh theo người chú là Nguyễn Phúc Thuần tức Duệ Tôn vào đất Quảng Nam. Tới mùa xuân năm Ất Mùi (1775), Nguyễn Phúc Ánh vào Gia Định cùng Duệ Tôn để chống quân Tây Sơn. Lúc này Ánh được Duệ Tôn cho làm Chưởng sứ Tướng Tả Dự Quân. Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Phúc Ánh vào xứ Tám Phụ (thuộc tỉnh Bến Tre) chiêu tập binh Đông Sơn. Năm này Duệ Tôn bị tử thương tại An Giang, nên Nguyễn Phúc Ánh được tôn làm Đại Nguyên soái, quyền coi việc nước kế vị Duệ Tôn
Năm Canh Tý (1780) Nguyễn Phúc Ánh xưng vương, sau đó lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, nguyên niên năm 1802. Rồi từ đây, các con, cháu, chắt….của Gia Long tiếp theo nối ngôi vua, cha truyền con nối cho tới Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại là đời vua thứ 13 của triều Nguyễn
Tính từ 1802, vua Gia Long lên ngôi đến năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn tồn tại 143 năm.
Trong số 13 người được tôn làm vua, có người mới ở ngôi vua được 3 ngày thì đã bị truất phế và lại còn bị sát hại như trường hợp vua Dục Đức bị hai quan phụ chánh là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết mưu hại. Vì Dục Đức ở ngôi quá ngắn (có 3 ngày) nên chính sử không ghi, do vậy có nơi cho là nhà Nguyễn truyền ngôi trải qua 12 đời là vậy. Vua ở ngôi lâu nhất là Tự Đức (36 năm), đứng thứ nhì là Minh Mạng (20 năm) và thư ba là Bảo Đại (19 năm) tính từ ngày Bảo Đại được kế vị vua Khải Định tạ thế năm 1925

Bảo Đại thuộc hệ nào?
Trong gia đình dòng Nguyễn Phúc có ghi : Bảo Đại thuộc hệ Vĩnh. Nhiều bạn đọc thắc mắc về nguồn gốc những chữ Bửu, Vĩnh, Bảo…cũng như vị trí của nó trong phả hệ nhà Nguyễn là thuộc chi hệ nào ? Và tại sao lại gọi là Đế hệ, Phiên hệ?
Sau khi vua Gia Long băng hà, người con thứ tư của Gia Long được lên kế vị là Nguyễn Phúc Đảm (Đởm) lấy niên hiệu Minh Mạng. Vua Minh Mạng ở ngôi vua đã nghĩ xa đến những đứa con, cháu, chắt….sẽ kế nghiệp làm vua nên đã truyền làm bài Đế hệ thi để đặt tên cho các con, cháu, chắt sau này khỏi nhầm lẫn và tranh giành ngôi thứ kế nhiệm
Năm 1823 (năm thứ tư tại vị) vua Minh Mạng đã định phép đặt tên cho cả hoàng gia và làm thành 11 bài thi rồi cho chạm vào kim sách và ngân sách
Cụ Ưng Trình, một người trong hoàng tộc, ở Lạc Tịnh viên - Bến Ngự (Huế), cách đây mấy chục năm khi còn sống, cụ đã tìm thấy trong Châu bản đầu triều Minh Mạng một tập sớ của Đinh Nguyễn Phiên, tước Đông các đại học sĩ, tâu : “Thần đã dự soạn 11 bài thi, mỗi bài 4 câu 20 chữ. Một bài vè Đế hệ, một bài về Phiên hệ, thần kính cẩn dâng lên theo lá sớ này, dám mong Hoàng đế xét đoán” . Và, theo Khổng giáo, muốn định phận cho cả mọi người, thì trước phải lấy “chính danh” làm nguyên tắc
Theo Đinh Nguyễn Phiên đề nghị, phép đặt tên phân Đế hệ, Phiên hệ ra làm hai : Đế hệ là dòng vua, kế thừa Đế nghiệp, còn Phiên hệ có bổn phận làm tôi, làm hàng rào cho nhà vua, gọi là “Phiên hàn” cũng như chư hầu đối với thiên tử. Nếu danh phận đã định rõ như thế thì Đế nghiệp sẽ an như bàn thạch, cả mấy mươi đời sau
Còn theo nhà khảo cứu Huế là ông Thái Văn Kiểm thì :
“Tuy đã biểu đồng tình song vua chưa dám tuyên bố, còn muốn thăm dò ý kiến, thành thử vua còn giữ bí mật đề nghị của Đinh Nguyên Phiên. Có một ngày, vua bàn với các hoàng đệ rằng : “Con cháu cả chín hệ, đã theo Đức Thái Tổ vào Nam, thì đều được mang quốc tính là Nguyễn Phúc, còn ai ở lại Thanh Hóa thì mang công tính là Nguyễn Hựu. Đức Hoàng Khảo ta truy thượng huy hiệu Hoàng đế, lên cả chín đời, từ Triệu Tổ đến Thế Tôn, vậy người trong chín hệ trên, cũng như người trong đệ nhất chính hệ (cả mười Phiên hệ) đều được xưng là Tôn thất, nghĩa là đồng họ với nhà vua, khỏi phải xưng đến quốc tánh (Nguyễn Phúc) như trước nữa. Sở dĩ chúng ta định như vậy, là vì theo văn hóa tương truyền, thì tên và họ của các triều vua, đều thuộc về quốc húy
Về vấn đề này, chúng ta cố ý tìm trong quốc sử, để biết các Hoàng đế áp dụng từ ngày nào. Chúng ta thấy trong Châu bản về Minh Mạng nguyên niên, ngày 24 tháng 3, một ông khác tâu lên, còn xưng Nguyễn Phúc Mão. Cả năm thứ hai chúng ta không tìm được gì trong Châu bản có tương quan đến vấn đề này
Qua năm thứ ba (1822) ngày 28 tháng 5, cũng ông Bính tâu lên, song không xưng là Nguyễn Phúc như năm xưa, mà lại xưng là Tôn Thất Bính. Vì chưa tìm được gì về trước nữa. cho nên chúng ta phải bằng theo tài liệu trong Châu bản, năm thứ ba, ngày 28 tháng 5, là một ngày lịch sử : từ ngày ấy, người Hoàng gia về đời sau xưng là Tôn Thất, thay thế hai chữ Nguyễn Phúc, xuất hiện từ năm 1563”
Còn cụ Ưng Trình, một người đứng hàng thứ ba trong Đế hệ Nguyễn tộc thì cho biết : Năm Quý Mùi (1823), năm thứ tư triều Minh Mạng, vua định phép đặt tên cho cả Hoàng gia, làm thành 11 bài thơ chạm vào kim sách và ngân sách. Trong bản kim sách chạm vào Đế hệ thi:
Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương
Và cụ Ưng Trình còn nói rõ : “Từ đó, Tùng Thiện Vương có tên là Miên Thẩm. Nguyên lúc sơ sinh, vua Gia Long đã mạng dang là Ngợn (nguyên chữ Hán đọc là Nghiện, nhưng vì kiêng húy nên đọc là Ngợn), nghĩa là sắc mặt trời mọc. Nay vua Minh Mạng đổi tên là Miên Thẩm. Chữ “Thẩm” có nghĩa là xét đoán rõ ràng
Như vậy, những người con trai đặt tên có chữ Hường, như Hồng Bảo, Hồng Nhậm (sau này là vua Tự Đức)
Đến con vua Tự Đức (dù là con nuôi) được đặt tên có chữ Ưng, như Ưng Đăng khi lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc
Còn con trai của Dục Đức có tên là Bửu Lân khi được chọn lên làm vua lấy niên hiệu là Thành Thái
Con vua Thành Thái là Vĩnh San, khi lên kế nghiệp lấy niên hiệu là Duy Tân
Vua Thành Thái cũng như vua Duy Tân vì có mưu đồ chống Pháp nên bị truất ngôi và bị đày đi an trí bên Phi châu. Sau đó người Pháp bắt các quan phụ chánh ở trong chiều tôn Bửu Đảo lên làm vua. Ngày 17 tháng 9 năm Bính Thìn (1916), Bửu Đảo chính thức lên ngôi vua và lấy niên hiệu là Khải Định. Đây là vua thứ 12 của triều Nguyễn
Ngày 11 tháng 5 năm Bính Thìn, Khải Định ngự triều và cho đổi phủ Phụ Chính ta làm Cơ Mật Viện theo ý người Pháo, vì Pháp không muốn có ai làm phụ chính mà chỉ có một vị Toàn quyền hay Khâm sứ Pháp mới là người chỉ đạo cho nhà vua làm theo chính sách của Pháp
Tới tháng 6 – 1916 (Bính Thìn) cho tôn Vĩnh Thụy làm Hoàng tử trưởng. Ngày 6-11-1925 (Ất Sửu) vua Khải Định tạ thế, thọ 40 tuổi. Khi đó Hoàng tử trưởng Vĩnh Thụy mới được 13 tuổi và đang học bên Pháp. Ta cũng nên biết Khải Định chỉ có một người con trai duy nhất là Vĩnh Thụy .

con tiep ...........

Views: 1193 | Added by: phuocdeptrai | Rating: 5.0/1 |
Total comments: 2
2 2-lua-di-tour  
0
hay! post típ ku!

1 phuocdeptrai  
0
ai đọc thấy hay thì tui post tiếp nha !! cool

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Lịch đăng bài
«  April 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz