ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » 2008 » December » 28 » La Gi địa danh cũ của thị xã mới !
La Gi địa danh cũ của thị xã mới !
9:28 PM


Với người dân bản xứ, sinh sống ở đây lâu năm mới đọc rõ từ La Gi (la-di) nhưng lại rất nhiều người mới đến phát âm theo chữ vần thì cứ đọc là La-ghi và không thôi thắc mắc cái nghĩa đen của địa danh La Gi là gì? Là cách phát âm của dân tộc miền núi hay Chăm? Chưa có ai trả lời một cách đầy đủ!

Dựa vào bản "Nghĩ thĩnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ" (sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du) của Nguyễn Thông khi nhận chức Doanh điền sứ tỉnh Bình Thuận năm 1877 đã ghi địa danh này là La Di, kể cả sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802 - 1845) và soạn xong năm 1882 cũng nhắc đến địa danh sông La Di, cửa tấn La Di thuộc huyện Tuy Lý, tỉnh Bình Thuận. Rõ ràng từ La Di cũng không thể là từ Hán Việt hóa, nếu liên hệ scác địa danh trong tỉnh như La Gàn, La Dạ, La Giang, La Ngà… và ở tỉnh Ninh Thuận cũng có con sông La Gi tức sông Pha ( Krông Pha) thì nghĩ đến những địa danh này có nguồn gốc của dân tộc miền núi hoặc Chăm, có lẽ đúng hơn. Nhưng vì sao từ Di lại trở thành Gi, ở Phù Cát (Bình Định) có một làng biển cũng có tên Đề Gi, xưa thuộc huyện Phù Li… Có người giải thích do cách viết của người Pháp nhưng được đưa vào các văn bản hành chính rồi trở thành quen thuộc. Thật đúng vậy, đọc lại các báo cáo dưới thời Pháp thuộc như Rapports Politiques de la province de Phanthiet (1921 - 1934) đều ghi là La Gi. Trước năm 1975, có một cuốn sách với tựa "Nguồn gốc Mã Lai" - trang 574, của nhà văn Bình Nguyên Lộc đề cập đến địa danh La Gi và đã suy luận "Có lẽ là Sagi đánh nhau với Sanla, tức lại còn đánh nhau với Chân Lạp" và ông viết: "từ câu Camay Lagi lì - cáy từ riêng của Chăm (có nghĩa đàn bà mà còn là đàn ông) - Lagi có nghĩa "lại còn" mà vùng đất này xưa là đất của Phù Nam, rồi của Chăm, cả hai dân tộc đều nói tiếng Mã Lai đợt nhì" và càng phân vân không biết địa danh này là của ai?. Với sự quan tâm tìm tòi của mỗi người thì cần thông cảm cách lý giải của Bình Nguyên Lộc ở góc nhìn của một nhà văn hơn là một nhà nghiên cứu. Còn có ý tưởng lãng mạn hơn, lấy chuyện tình ly tan của sự tích Hòn Bà bằng cách đọc trại ra (gia đình ly tan) thành La Gi !...

Rất nhiều địa danh không thể nào xác định được nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa thực vì không theo một nguyên tắc nào cả mà đây là trường hợp thuộc qui luật biến đổi qua nhiều hình thức ngữ âm từ một tên gọi địa phương rồi được chuyển hóa thành địa danh hành chính. Do đó rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ căn cứ vào hình thức ngữ âm và chính tả hiện tại để diễn giải, suy luận. Trong khi đó địa danh La Gi không nằm trong nguyên tắc phân loại thông thường, cũng không theo tiêu chí tự nhiên…

Tuy nhiên với địa danh La Gi thấm đậm quá trình lập làng mở cõi, còn có bề dày truyền thống lịch sử của một vùng đất qua các thời kỳ thì không có gì phải bận tâm về ý nghĩa. Nhưng hiện nay trong cách viết vẫn còn bất cập, cần được thống nhất trên văn bản hành chính một cách nghiêm túc, tránh tùy tiện khi sử dụng địa danh mà không nắm vững các đặc điểm về nguồn gốc lịch sử ra đời. Trên cơ sở chưa có gì để rõ hơn về nguồn gốc thì hãy coi đây là địa danh có nguồn từ âm ngữ biến đổi vốn vay mượn của một dân tộc. Do đó La Gi phải được viết rời không gạch nối và viết hoa cả hai từ theo qui cách viết địa danh.

(TITC) 
Views: 393 | Added by: clb3v | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Lịch đăng bài
«  December 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz