ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » 2008 » December » 23 » Mot so diem thuyet minh ngan gon nhung rat day du...
Mot so diem thuyet minh ngan gon nhung rat day du...
6:05 AM
Tháp Bà
Nha Trang

Đến Nha Trang tỉnh Khánh Hòa chơi tắm biển thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành mà có người ví Nha Trang như cô gái dẹp dễ thương khóc giận nước mắt đầm đìa nhưng dỗ ngọt là nín ngay, trở lại mặt tươi rói, cũng như mưa ở Nha Trang ào ào như trút nước nhưng một lúc lặng ngay, trời lại quang đãng, sáng sủa…
Nhưng có lẽ đến thị xã Nha Trang không ai quên viếng Tháp Bà, lễ cầu phước.
Tháp Bà Poh Nagar (có nghĩa là Bà Chúa Xứ) và đây là xứ Kanthara (Khánh Hòa).
Người Chàm xưa ở đây có tục hỏa thiêu sau khi chết và nắm tro hài của bậc quân vương cũng như phi hậu đều được đem dấu giữa lòng tháp để di niệm một thời.
Tháp Bà cũng là nơi chôn dấu nắm tro tàn của một bà Hậu.
Tục truyền rằng bà là bị đày xuống trần và xin được làm con nuôi của đôi vợ chồng già trơ trọi, chuyên nghề trồng dưa hấu ở thành Djatram hay Ya krao mình Nha Trang). Một năm gặp bão lụt lớn, dân Djatram bị nước cuốn ra biển chết hại rất nhiều. Bà nhân ôm được một thân cây Kỳ Nam, nên thoát chết chìm, nhưng lại bị lênh đênh trôi dạt vào bờ biển Trung Quốc. Nơi đây, người ta đã cố công vớt cây Kỳ Nam, nhưng không có cách gì để kéo cây ấy lên khỏi mặt nước.
Sau vua Trung Quốc cho cả đoàn voi ngựa kéo vẫn không lay chuyển. Đến khi Hoàng Thái Tử tự mình đến vớt thì lên được một cách dễ dàng.
Cây được đưa về hoàng cung và Thái Tử xin vua cho mình được quyền sỡ hữu cây ấy. Một đêm Thái Tử ra vườn hưởng mùi hương của cây Kỳ Nam thì vừa bắt gặp từ cây ấy hiên ra một nàng tiên tuyệt đẹp. Sau phút giây sửng sốt, Thái Tử bước tới gần người ngọc, tỏ tình huyền ái và xin thề nguyện kết nghĩa trăm năm. Mối lương duyên được vua cha chấp nhận và sau một thời gian lửa nồng hương đậm, hạ sinh được hai con, trong khi Thái Tử đã thay cha trị vì. Nhưng cũng từ hồi ấy bà cảm nhớ quê hương và xin về thăm quê không được. Bà sinh ra buồn chán, lại vừa khi xảy đến một trận bão, bà bèn ôm hai con biến vào cây Kỳ Nam trôi ra biển rồi lại lênh đênh về nước. Được ít lâu vua dò biết Hoàng hậu đã về xứ sở, bèn lập tức ban chiếu chỉ đòi bà trở lại Trung Quốc.
Bà đã khước từ vì lẽ vua Tàu không có thành ý đón rước. Còn vua Tàu không thấy bà về thì tức giận đem quân tới cửa biển Djatram, dọa hễ bà không ra triều bái thì làm cỏ thành. Bà đâu có chịu khuất phục, bèn tự mình thao luyện quân sĩ để chống đối xâm lăng. Đó là vì nghĩa nước mà quên tình nhà, bà quả đúng là một nữ lưu danh anh kiệt. Bữa sau, khi vua Tàu đem quân tàn sát dân Djatram thì gặp bão lớn. Bao nhiêu binh thuyền đắm hết và chính vua Tàu, chồng bà, cũng bị chôn vùi nơi đáy biển.
Câu chuyện kể trêm nghe có vẻ hoang đường có lẽ là do nhiều thời thêm thắt. Nhưng cũng có nhận xét khác: Bà Poh Nagar sinh vào cuối thế kỷ thứ VIII sang thế kỷ thứ IX, lúc ấy nước ta thuộc nhà Đường và ở phía Namk Giao Châu có nước Hoàn Vương. Phía Nam Hoàn Vương có hai nước: Hỏa Xá và Thủy Xá. Nước Hỏa Xá ở khoảng Cao nguyên Lâm Viên, còn nước Thủy Xá ở từ Khánh Hòa cho đến Bình Thuận ngày nay. Bà có thể là công chúa nước Thủy Xá “Kanthara” và kết duyên cùng Thái tử nước Hoàn Vương. Vì trái duyên sao đó, bà đã bỏ về, còn vua nước Hoàn Vương chồng bà tức giận đem quân đánh nước Thủy Xá. Quân Hoàn Vương phải dùng đường biển, vì đường bộ đã bị chặn giử ở đèo Cả, không thể vượt qua. Sau ông vua chết ngoài vịnh Nha Trang, tên nước Hoàn Vương cũng không còn (808)
Nhóm tháp bà gồm tất cả 7 ngọn. Tháp lâu đời nhất được xây dựng từ thề kỷ thứ 7, còn tháp xây cuối cùng được xác nhận là vào thế kỷ thứ 12.
Những tháp này đều rập theo một kiểu, lối kiến trúc đồng thể với các tháp Chàm khác. Chỉ có bề thế, lối trang hoàng, phần điêu khắc thì có nhiều khác nhau, có lẽ tùy ở sự quan trọng của mỗi tháp hoặc thay đổi theo khả năng về văn hóa từng thời
Ở đây, thường nhật khách thập phương đến tham quan lễ bái rất đông vui tấp nập. Và người ta không quên xem bia đá ghi công nghiệp hiển hách chống xâm lăng của bà Thiên Y Tiên Nữ.

Núi Chứa Chan
Núi Chứa Chan tọa lạc trên phần đất xã Gia Ray, cách Xuân Lộc chừng 19 cây số theo quốc lộ 1A.
Núi chiếm một diện tích ngoài 600 mẫu đất và có 3 ngọn. Ngọn giữa cao 803m, đường lên núi là một xoáy trôn ốc, tuy vậy rất khó leo và đầy nguy hiểm.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi đôi dòng về ngọn núi ấy như sau:
Núi Chứa Chan ở phía Bắc huyện Phước Khánh 56 dặm, hình núi cao sững.
Gần chân núi có khe Da Lao, giáp giới huyện Long Khánh và huyện Phước Bình (nay là phần đất Phước Long). Như vậy khu Gia Ray xưa thuộc Phước Khánh (tức Bình Tuy). Núi có nhiều thứ mây thiết, mấy tàu và cây gỗ, giữa núi có thạch động và thạch tỉnh, xưa có sư tăng tên Ngô Chân xây chùa hang ở đấy. Sau khi sư tăng vân du, thổ dân tin tưởng ông đã đắc đạo mới lấy đá lấp cửa động lại.
Hiện nay còn truyền lại một tích truyện ấy như sau:
Khu Bình Tuy, Long Khánh ngày nay là phần đất được giành đi giật lại mãi giữa hai nước Chiêm Thành và Chân lạp. Chuyện kể vào lúc đất này thuộc về Chiêm Thành.
Mười năm trước đó, quân Chiêm Thành vào quấy rối bờ cõi chúa Nguyễn nhằm khoảng Khánh Hòa ngày nay. Quân Chiêm phá được ải địa đầu, bắt được viên quan trấn thủ tên là Việt Hùng và một số binh sĩ. Thấy bà phu nhân của Việt tướng có nhan sắc, chúa Chiêm bèn bắt luôn bà đem về để chấp nối mối tơ duyên. Phu nhân vì còn giọt máu của chồng trong bụng và muốn cứu chồng thoát khỏi bạo hình, nên đành chấp nhận lấy kẻ địch…
Việt Hùng nhờ vậy chỉ bị giam lỏng ở trên núi Chứa Chan, chờ hết ba năm sẽ được trở về nước nhà. Sáu, bảy tháng sau, phu nhân hạ sinh được một người con gái, đặt tên là Mai Khanh. Sinh xong đứa nhỏ, bà đã thắt cổ tự vận. Việc bẵng đi mười năm, nàng Mai Khanh càng lớn càng đẹp và giống mẹ như đúc nên được vua Chiêm nhận là công chúa và rất mực yêu chiều.
Nhờ một may mắn nào đó nàng biết được lai lịch của mình mới tha thiết xin với vua Chiêm tha cho Việt Hùng về nước. Vua Chiêm nhớ tới lời hứa với ái phi ngày trước, bèn cho triệu Việt Hùng về triều và cho tùy nghi chọn theo ý muốn: hoặc được tự do về nước hoặc ở lại thì sẽ được trọng dụng tại triều đình Chiêm. Ông không thể làm quan với địch, cũng không trở về khi biết còn giọt máu trong tay quân thù. Ông đã tính toán sẽ tìm cách nhận con, trả thù cho vợ. rổi quyên sinh để trọn đạo trung vẹn đạo nhà
Thấy Việt Hùng ở lại mà không nhận quan chức, vua Chiêm bèn cho cất trên núi một ngôi chùa để Việt Hùng có nơi tu dưỡng và hàng tháng cung cấp lương thực để ông an hưởng tuổi già
Mai Khanh thỉnh thoảng tìm đến thăm cham, và một lần đã được ông trao cho thanh gươm và dặn dò phải rửa nhục cho cha và trả thù cho mẹ.
Nàng nhất nhât nhận lời, nhưng không may mưu toan của nàng bị bại lộ
Sở dĩ nàng chưa bị giết ngay là vì vua Chiêm muốn nhổ cỏ tận rễ. Chúa Hời sai tướng là Chất Tri dẫn theo hai tì tướng với nàng Mai Khanh lên núi để bắt Việt Hùng. Nàng được đi thong thả là mưu của người Chiêm, khiến Việt Hùng không nghi ngờ và đến phút chót sẽ phải ra tay chiu trói. Nhưng khi bốn người đang leo đã làm hiệu cho cha hiểu chuyện
Ông không chậm trễ, nhẩy chòm tới lật nhào cây cầu khiến cả năm người văng thây xuống vực thẳm
Sau đó người ta kể rằng những đêm thanh vắng nhìn lên núi, người ta thường thấy một hình khổng lồ, sắc phục trắng râu tóc cũng đầu trắng và người ta bảo đó là ông Bạc, u hồn của lão tướng Việt Hùng hiện về.
Ở sườn núi bên kia, người ta thấy một bóng người đen xì to lớn với sắc phục đen. Người ta bảo đó là ông Chì, viên tướng Chiêm đã hiện oan hồn trở về cõi thế. Sau hết ở trên đỉnh núi gần am sư người ta còn thấy nương trong màn sương một hình thù thon nhỏ, mình bận áo àng tay cầm kiếm bạc. Mổi lần hiện lên như thế là hình ấy lại mài gươm
Mãi cho đến khi Chiêm Thành sát nhập vào chúa Nguyễn những bóng ma kia mới hết chập chờn trên núi Chứa Chan.

Chùa Vĩnh Tràng
(Mỹ Tho)

Đầu thế kỷ 17, do chiến tranh Trịnh Nguyễn, một số người Việt từ Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đi vào Nam. Một số dừng chân tại Tiền Giang ngày nay để sinh sống.
Năm 1679, một nhóm người Hoa, do không chịu Thần phục nhà Thanh, bỏ xứ chạy vào Đàng trong, được chúa Nguyễn chỉ định vào ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho.
Năm 1698, chúa Nguyễn đặt ra các khu vực hành chính ở Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long. Nhưng khu Tiền Giang thì đến năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần mới chính thức đặt ra đạo Trường Đồn gồm một phần Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Đồng Tháp Mười.
Năm 1771, Tây Sơn khởi nghĩa ở Bình Định, họ Nguyễn bỏ chạy vào Nam
Từ 1776 đến 1783, Tây Sơn tiển quân vào đất Gia Định 5 lần. Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm xin cầu, những ngày 20-1-1785 Nguyễn Huệ tấn công đánh tan quân Xiêm tại Rạch Gầm (Mỹ Tho). Năm 1778, nhờ Pháp giúp đỡ nên Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lên ngôi năm 1802.
Sau nhiều lần đổi tên: Định Tường, Trấn Định, trấn Vĩnh Tường, Định Tường, đến ngày 12-4-1861 Pháp chiếm tỉnh rồi chia cắt một phần đặt tên là Mỹ Tho. Về sau lại đổi thành Định Tường.
Trong số các thắng cảnh được giới thiệu với khách du lịch đến Tiền Giang thì chùa Vĩnh Tràng tại thành phố Mỹ tho nằm trong danh sách hàng đầu. Tuy có người cho rằng lối kiến trúc của chùa có phần rườm rà không đẹp so với một số chùa khác trong tỉnh (chẳng hạn chùa Phổ Đức) nhưng Vĩnh Tràng được Viện Khảo cổ xếp loại “cổ tích liệt hạng” và có những nét độc đáo.
Chùa tọa lạc tại ấp Mỹ An xã Mỹ Phong, thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ngôi chùa cổ nằm trên khu đất rộng hơn 2 mẫu có vườn có sân bao quanh.
Chùa được khởi công xây dưng từ năm 1849. Hòa thượng Huệ Đăng, vị sư trụ trì đầu tiên đặt tên chùa là Vĩnh Tràng, có nghĩa: bền vững lâu dài. Mộ tháp của hòa thượng sáng lập nằm trong khuôn viên chùa
Khi Pháp tiến đánh tỉnh Định Tường ngày 12-4-1861, chùa bị hư hại nặng, pho tượng quan âm bằng đồng bị thất lạc. Năm 1904, trận bão Giáp Thìn làm chùa sụp đổ, nhưng sau đó được trùng tu dưới thời hòa thượng Trà Chánh Hậu (trụ trì từ 1890), hòa thượng Lê ngọc Xuyên (trụ trì từ 1930)
Trước chùa có 2 cồng cao, được cẩn hình các giống thú và tiên phật, cùng các cân đối. Trên cổng còn có tượng của hai hòa thượng vừa nói, bằng xi măng
Trong chánh điện, có nhiều tượng phật bằng đất nung và gỗ mít khá xưa
Trần Lệ Tài(theo tài liệu của L.A Quang và sở GD Tiền Giang)

Lăng Ông
Lăng Ông và miếu ông lập trên một khoảng đất rộng ở nam xã Bình Hoà, cũng là khu Nam tỉnh thành Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh, quận Bình Thạnh).
Chung quanh miếu có dãy tường thấp và có 4 cửa thông ra 4 đường: cửa đông, đường Trịnh Hoài Đức, cửa Bắc, đại lộ Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu); cửa Tây, đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Đinh Tiên Hoàng); cửa Nam, đường Châu Văn Tiếp, cửa phía Nam này là cửa chính, kiểu tam quan mái cong,mỗi cửa chồng hai mái. Ở hai bên cửa về phía trong, sừng sững hai cái đỉnh lớn vươn cao hơn ngọn tường.
Đền và lăng chiếm ước một phần tư khu đất, mặt hướng về tây nam, vì thế mặt đền gần phía cửa tây nhất. Đền và lăng lại chia làm hai khu.
Khu trước là lăng, trong đó có hai mộ của Ông và Bà.Ngoài hình phong còn đặt 3 cái đỉnh lớn bằng xi măng, hai tròn và một hình chữ nhật
Liền đó là ba bốn cây. Cây ở giữa uốn hình con phượng, còn ở hai bồn bên thì cây được kết thành những lọng xanh. Đến một bia đình. Bia dựng ngày 1 tháng 7 năm Thành Thái thứ 6 (Giáp Ngọ 1894)
Lại dọc theo tường hai phía có rất nhiều chậu cảnh và ba khuôn bể cạn thả sen. Loại sen quỳ bông nhỏ này vẫn cứ theo mùa mà đâm bông trổ lá
Sau lăng, trước đền là một khoảng sân. Giữa sân xếp hàng năm cái đỉnh sành pha màu xanh trắng. Nếu ta để ý nhận xét thì ta đếm được từ ngoài vào trong có 9 cái đỉnh, biểu tượng một nền xã tắc, một giòng vua chúa. Sở dĩ thêm một cái hình chữ nhật và 9 cái kia phân tán rải rác là để khỏi quá lộ liễu và cảm giác” một giang sơn trong một giang sơn”
Đền gồm điện chính, điện giữa, điện ngoài và hai bên giải vũ sơn, đối khảm, nghi môn, tàn quạt, tất cả còn rất mới.
Đặc biệt là một tượng ngựa trắng, chín giá đồ binh, trống chiêng cờ lọng, biểu tượng của một nơi hổ tướng
Đó là khung cảnh lăng thời xưa. Nay, nguời ta đã giới hạn khu thờ cúng lại. và đồ thờ cúng cũng lại không còn đầy đủ như xưa. Nhưng dân chúng vẫn đến lăng cúng tế rất đông vào các dịp lễ tết theo cổ truyền, để nhớ ơn Đức Tả quân Lê Văn Duyệt và cầu xin Ông phù hộ cho gia đình cùng làm ăn phát đạt.

Views: 528 | Added by: mandytruc19 | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 4
4 thanhtam  
0
hinh nhu lang ong dang sua hay sao do ba con oi.

3 2-lua-di-tour  
0
Good!! Tặng mandytruc19 1% điểm uy tín cho bài post đầu tiên! smile Cố gắng phát huy nhé up

2 phuocdeptrai  
0
khá lắm nhưng nên tách ra đưa vào mục tuyến điểm nha em !! cool tiếp tục phát huy nha !! hands

1 mandytruc19  
0
con` nua~...se co gang post them...rat mong y kien nhan xet chan thanh` cua cac su huynh...zaijian!... xmas

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Lịch đăng bài
«  December 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz