ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » 2008 » December » 17 » CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN !
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN !
9:48 AM
Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có. Hình thức cấu tạo Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng.

Giới thiệu sơ lược
Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang, loại nhạc khí có định âm thuộc Chi gõ và Chi đấm của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc Việt Nam. Cồng, Chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các Dân tộc Việt Nam, Cồng, Chiêng xuất hiện trong nghệ thuật dân gian từ những thời xa xưa nhất và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Cồng có khả năng đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Trống Ðồng vì trong các hoa văn Trống Ðồng đã có khắc họa hình một dàn Cồng, Chiêng. Cồng để chỉ loại có núm, và Chiêng để chỉ loại không núm, tuy nhiên trong dân gian không có sự phân biệt rõ ràng, đồng bào cho rằng Cồng (có núm) có tuổi đời xưa hơn là Chiêng (không có núm) vì nếu so sánh Cồng với mặt Trống Ðồng thì Trống Ðồng có hình dáng mặt Trống Ðồng thì Trống Ðồng có hình dáng như một cái Cồng lớn, với giả thiết Cồng ra đời trước Chiêng mặt dù về mặt kỹ thuật thì đúc Cồng khó hơn đúc Chiêng. Nghệ thuật Cồng, Chiêng ở Việt Nam đã gắn chặt với nền Văn hóa cổ truyền của Dân tộc (lễ nghi, phong tục và tín ngưỡng) và mỗi dân tộc đều sử dụng Cồng, Chiêng theo những hình thức khác nhau về loại hình và biên chế.
Xếp loại
Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có. Hình thức cấu tạo Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng.
Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, có loại đường kính rộng 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.
Màu âm
Cồng, Chiêng huyền bí, âm u, mang đậm sắc núi rừng, âm thanh to, vang xa. Kỹ thuật diễn tấu Người Việt đánh Cồng, Chiêng bằng dùi gỗ bọc vải hoặc da thú mềm hay mủ cao su, chỉ có người Dân tộc (M' Nông) đánh bằng nấm tay, nghe êm nhưng kém vang. Cồng hay Chiêng có núm thì đánh vào núm: tiếng ấm vang. Chiêng bằng thì đánh vào mặt Chiêng. Cồng, Chiêng được nhiều Dân tộc sử dụng với những biên chế rất khác nhau. Ở người Việt (Kinh) thường chỉ thấy sử dụng một Cồng đi với một Trống Cái , đánh giữ nhịp cho người chủ tế vái lạy trong các đình làng, hồi Chiêng trống tùng-bili được coi là hồi âm thanh bi thảm.
Vị trí Cồng, Chiêng trong các Dàn nhạc
Dàn Cồng của người Mường từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa Trống Cái và Chiêng Cồng là công thức cổ xưa nhất có ở nhiều Dân tộc và Dàn nhạc Chiêng, Cồng. Ở Tây Nguyên, nơi mà Chiêng, Cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất, nếu ở các Dân tộc Việt, Thái, Tày, Khơ Mú, Cồng, Chiêng: mới chỉ được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở Dân tộc Mường và các Dân tộc Tây nguyên Cồng, Chiêng: được tổ chức thành dàn nhạc, diễn tấu những bản nhạc đa âm (multiphony) với các hình thức chủ điệu (homophony), đa điệu (heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Ðây chính là giá trị quý báu của nghệ thuật âm nhạc Cồng, Chiêng của các Dân tộc Việt Nam (Tô Ngọc Thanh- Giới thiệu một số Nhạc cụ Dân tộc thiểu số Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc TP.HCM- 1995). Nghệ thuật Cồng, Chiêng rất đa dạng, phong phú về mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn kết hợp với múa dân gian. Cồng, Chiêng do một nhóm người đồng diễn, mỗi người chỉ sử dụng một Cồng hoặc một Chiêng, bộ Cồng, Chiêng nầy thường diễn tấu độc lập ít khi có các nhạc khí khác phụ họa hoặc nếu có chỉ với một hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng.
Theo tiêu chuẩn của UNESCO, những hồ sơ tham gia xin công nhận di sản văn hoá thế giới cần có 6 tôn chỉ sau: Là kiệt tác tiêu biểu cho văn hóa dân tộc không được phép lai căng; được toàn dân công nhận và tự hào; đạt đến trình độ cao về chất lượng, kỹ xảo, kỹ thuật; là biểu tượng của bản sắc văn hoá dân tộc và đang có nguy cơ thất truyền.

Views: 398 | Added by: phuocdeptrai | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Lịch đăng bài
«  December 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz