ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Catalog categories
CLB HDV 3V [16]
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » Files » TÀI LIỆU LỊCH SỬ » CLB HDV 3V

Lich su Nam tien...!
[ ] 2008-12-30, 6:14 PM
Một đất nước Việt Nam xinh đẹp, hội nhập và có sức sống mãnh liệt như hôm nay là cả một quá trình dài giành lại quyền tự chủ từ Trung Hoa, bành trướng lãnh thổ về phương Nam mà dân tộc Việt gọi là Nam Tiến. Hai chữ Nam Tiến luôn được viết hoa vì không phải quá trình di dân, mở đất này chỉ bao gồm lịch sử cận đại của Việt Nam mà cả lịch sử Chiêm Thành, Phù Nam và Chân Lạp phồn thịnh từ lâu đời và giai đoạn Nam Tiến cao điểm nhất trong lịch sử Việt Nam là giai đoạn chín đời Chúa Nguyễn và kết thúc ở triều đại Minh Mạng hình thành nên quốc gia Việt Nam văn hiến vào đầu thế kỷ XIX.

Nhìn từ xa xưa cho đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên nước Việt chỉ khoanh vùng từ thượng lưu sông Đà và sông Mã đến sông Lam - đèo Ngang (Hoành Sơn). Sau đó từ từ mở rộng biên giới qua hòa ước hôn nhân và các cuộc chiến tranh: năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân của Chiêm Thành và nhận sính lễ là hai Châu Ô và Châu Rí mà ngày nay là Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nhưng lúc bấy giờ vùng đất này vẫn tập trung đông người Chăm, chưa có người Việt đến sinh sống. Thời điểm Nam Tiến chỉ bắt đầu từ cuộc tranh chấp Nam- Bắc Triều giữa hai thế lực Lê và Mạc và sau đó là Trịnh-Nguyễn phân tranh. Năm 1402 dưới triều Hồ Hán Thương người Việt đã đến vùng Quảng Nam sinh sống cùng người Chăm. Ðến 1446 thì quân đại Việt đánh một trận lớn đến tận kinh đô Chà Bàn (Quy Nhơn). Từ thời khắc này vùng đất kéo dài từ Thuận Quảng kéo dài đến Quy Nhơn bắt đầu có sự tiếp biến văn hóa Chàm Việt mạnh mẽ nhất, người Chăm không đi khỏi đất của họ, người Việt thì di dân từ vùng ngoài vào, hai dân tộc cùng chung sống, sinh con đẻ cái và tiếp nhận văn hóa của nhau. Trong cuộc nội chiến gay go với họ Trịnh, vào năm 1558 Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho kéo quân về phương Nam mở mang bờ cõi, tạo nên hai miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài cách biệt bởi dãy Hoành Sơn. Nhờ sự khôn khéo và mưu sự lâu dài mà các chúa Nguyễn đã lợi dụng tình hình chính trị bất ổn của Phù Nam-Chân Lạp để tiếp tục cuộc Nam Tiến xa hơn. Năm 1611, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng tiến đánh Phú Yên và khai phá vùng đất hoang vu đến núi Đá Bia.
Vào năm 1620 để tạo tình bang giao giữa Đại Việt và Cao Miên, vua Chey Chattha II đã xin cưới Công nữ Ngọc Vạn- con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nhờ đức tính hiền dịu của bà hoàng hậu Đại Việt, triều đình Cao Miên đã cho người Việt sang buôn bán và được nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Những năm sau đó người Việt đến lập nghiệp ở vùng Biên Hòa, Gia Định, Bà Rịa ngày càng đông, người Cao Miên vì không thích sống cùng những người khác văn hóa và mạnh hơn nên dần dần chuyển đi nơi khác.

Năm 1653 đến lượt chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa quân dân vượt đèo vượt núi Đá Bia (Phú Yên) lấn chiếm lãnh thổ Chiêm Thành đến tận Phan Rang, đặt dinh Thái Khương với hai phủ Thái Khương (Ninh Hòa) và Diên Ninh (Diên Khánh). Năm 1692 chúa Nguyễn Phúc Chu chiếm trọn đất Phan Rí, sau này là Bình Thuận. Từ vùng Thuận-Quảng đến đây các chúa Nguyễn đã nới rộng Ðàng Trong đến tận Bình Thuận, Chiêm Thành chỉ còn lại một mảnh đất nhỏ gọi là Thuận Thành. Lịch sử Lâm Ấp-Chiêm Thành, ra đời khoảng năm 190-192 sau cuộc nổi dậy của Khu Liên chống chế độ nhà Hán đến đây chấm dứt. Người Chiêm Thành còn đó sống chung hòa đồng thuận thảo với người Việt, trở thành công dân Việt Nam nhưng quốc hiệu Chiêm Thành, Champa, Nagara Campa và trước đó Lâm Ấp độc lập hùng cường từ nay không còn nữa trên bán đảo Trung-Ấn (Indochina). Cuộc Nam Tiến tiếp nối sang giai đoạn khác, quan trọng hơn, ảnh hưởng lớn lao hơn, nhờ đó tạo thành một nước Việt Nam hoàn chỉnh từ Bắc xuống Nam.
Vào thế kỷ XVII đồng bằng Nam Bộ vẫn còn hoang vu, cư dân chủ yếu sống trên các giồng đất cao, ven rừng, núi. Họ là những di dân miền ngoài vào, những binh lính, sư sãi, nông dân trí thức từ miền bắc, miền trung tụ về. Năm 1679 người Hoa di dân vào khu vực Mũi Xuy, Đồng Nai, Sài Gòn rồi đến Mỹ Tho. Cuối thế kỷ XVII (1698) Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập phủ Gia Định với hai huyện Phước Long và Tân Bình. Năm 1708 Mạc Cữu dâng đất Hà Tiên và mở rộng đến vùng Rạch Giá. Bốn trung tâm chính phát triển cực thịnh là Nông Nại Đại Phố (Đồng Nai), Gia Định, Mỹ Tho Đại Phố và Hà Tiên. Năm 1802 Gia Long lên ngôi càng đẩy mạnh việc khai phá đồng bằng Nam bộ, hình thành nên giai cấp quan lại phong kiến. Vai trò của Sài Gòn - Bến Nghé ngày càng trở nên quan trọng với chợ Bến Thành và các chợ địa phương ở Long Hồ (Vĩnh Long), Sa Đéc, Biên Hoà.

Category: CLB HDV 3V | Added by: mandytruc19 | Author: mandytruc19
Views: 418 | Downloads: 0 | Comments: 2 | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 2
2 2-lua-di-tour  
0
Hay! Tặng mandytruc19 thêm 1 điểm reputation cho bài post này hands

Theo tài liệu của em, vua Chey Chattha II đã xin cưới Công nữ Ngọc Vạn. Rất nhiều nguồn tài liệu đều có ghi sự kiện này và nói rõ rên người công nữ đó tên là Ngọc Vạn.

Nhưng gần đây nhất, hội khoa học lịch sử Việt nam đã tổ chức hội thảo, nhiều tham luận đã thống nhất là chưa tìm ra tên gọi chính xác của bà. Em có thể tham khảo thêm mục phóng sự -ký sự của báo Tuổi Trẻ

"Năm 1619, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả một con gái của mình cho Araki Sutaru - một thương nhân Nhật Bản. Năm sau, ông lại gả con gái khác cho quốc vương Chân Lạp Chey Chêtthâ II. Lúc đó, Chân Lạp đang là nạn nhân của nước láng giềng phía tây. Cứ vài chục năm một lần, quân Xiêm lại tràn sang đánh chiếm Chân Lạp, đốt phá, bắt người, cướp của. Vì vậy, năm 1620 vua Chey Chêtthâ II quyết định cầu hôn con gái vị chúa Đàng Trong, với ý định tìm một chỗ dựa về chính trị và quân sự nhằm đối phó với các cuộc xâm lược của quân Xiêm.

Theo Biên niên sử hoàng gia Chân Lạp, cô công nữ Đàng Trong có sắc đẹp tuyệt trần. Mặt khác, nhờ được giáo dục từ nhỏ theo truyền thống đạo đức Phật giáo (Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên đều sùng mộ đạo Phật) nên cô hội nhập nhanh chóng vào môi trường văn hóa xứ chùa tháp, nơi tuyệt đại đa số dân chúng là phật tử. Do đó, tuy Chey Chêtthâ II có nhiều vợ, cô gái Thuận Hóa thùy mị nết na vẫn được vua yêu quý nhất và được phong làm đệ nhất hoàng hậu.

Để đỡ nhớ quê hương, cô xin vua cho phép người Việt được tự do đến sinh sống trên lãnh thổ Chân Lạp. Họ buôn bán hay làm thợ thủ công ở vùng kinh đô, đông đảo hơn là những người đến khai phá vùng đông nam Chân Lạp.

Lãnh thổ Chân Lạp tương đối rộng nhưng dân số ít, nên người nước này sống tập trung ở vùng đất màu mỡ xung quanh biển Hồ và dọc theo sông Mekong. Theo nhà sử học Pháp Philippe Devillers, cho đến lúc đó “đồng bằng sông Cửu Long chỉ là đầm lầy hôi thối, những bãi bùn rộng mênh mông với những cây đước”. Từ cuối thế kỷ 16, một số người Việt rời quê hương đến đây làm ruộng, đánh cá...

Cuối năm 1621, đầu 1622, vua Xiêm xua quân sang đánh Chân Lạp. Nhờ thuyền chiến, vũ khí và nhất là nhờ quân tình nguyện do Đàng Trong viện trợ, Chey Chêtthâ II đã đẩy lui hai đạo quân Xiêm. Năm sau, vua Xiêm cho quân tấn công Chân Lạp một lần nữa nhưng lại bị tổn thất nặng nề, phải rút về nước. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi sang kinh đô Udong một sứ bộ mang theo nhiều tặng phẩm để chúc mừng chiến thắng của Chân Lạp, đồng thời đảm bảo với Chey Chêtthâ II về sự ủng hộ và giúp đỡ của Đàng Trong cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước chùa tháp.

Sứ thần Đàng Trong cũng chuyển cho quốc vương Chân Lạp một quốc thư ngỏ ý muốn mượn Kas Krobei (Sài Gòn) và Prei Nokor (Chợ Lớn) để lập hai trạm thuế thương chính trong năm năm. Chey Chêtthâ II hỏi ý kiến các quan đại thần. Tất cả đều đồng ý. Nhà sử học người Pháp Henri Russier cho biết bà hoàng hậu Đàng Trong đã năn nỉ chồng chấp thuận đề nghị của cha mình.

Tất cả những gì chúng ta biết được về bà - mà người Chân Lạp gọi là Ang Cuv - là nhờ Biên niên sử hoàng gia Chân Lạp và các công trình nghiên cứu của các nhà sử học nước ngoài. Vì một lý do nào đó, các sử gia triều Nguyễn hoàn toàn không nhắc đến cuộc hôn nhân Việt - Chân Lạp này (cũng như các cuộc hôn nhân Việt - Nhật Bản và Việt - Chiêm Thành diễn ra trong thời kỳ đó). Vì lẽ đó cho đến nay chúng ta không biết bà tên gì.

Trước đây, có người cho rằng tên bà là Ngọc Vạn. Nhiều người cũng đã chấp nhận như vậy. Thật ra cái tên đó chẳng qua là do phỏng đoán, chứ không căn cứ vào một tài liệu gốc nào.

Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên, chúa Sãi có bốn con gái. Hai công nữ thứ nhất và thứ tư là Ngọc Liên (vợ của phó tướng Nguyễn Phúc Vĩnh, tức Nguyễn Hữu Vĩnh, trấn thủ dinh Trấn Biên) và Ngọc Đĩnh (vợ của phó tướng Nguyễn Phúc Kiều, tức Nguyễn Cửu Kiều, trấn thủ dinh Quảng Bình). Đối với hai công nữ thứ hai và thứ ba là Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, Đại Nam liệt truyện tiền biên ghi “khuyết truyện” (không có tiểu sử). Như vậy, trong hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, ai là hoàng hậu xứ chùa tháp, ai là phu nhân của thương gia Nhật Bản?

Tên bà vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời đáp."


1 mandytruc19  
0
hello thưa các sư huynh...xin cho sư muội ý kiến thêm nhé...còn cần bổ sung thêm thì giúp e với...nội dung trên có gì sai ko ạ... help

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz