ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Catalog categories
CLB HDV 3V [15]
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » Files » TUYẾN ĐIỂM TÂY NGUYÊN » CLB HDV 3V

KON TUM KÝ SỰ (1)
[ ] 2008-12-17, 9:09 AM
Tên gọi Kon Tum

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana vùng này được lưu lại rằng : Kon Tum ban đầu chỉ là tên gọi của một làng người Bana. Khoảng trước năm 1800 thì chưa có tên gọi Kon Tum. Thuở ấy trong vùng người Bana (nay thuộc thị xã Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên sông ĐăkBla tên gọi là Kon Trang - or. Lúc ấy làng Kon Trang -or rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ giữa các làng luôn thường xuyên có sự gây chiến đánh nhau. Vì thế những người đứng đầu làng Kon Trang - or cũng thường hay đem dân làng mình đi đánh phá các làng khác để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - or có người tên là Ja Xi, có hai con trai là Jơ Rông và Uông; hai người này không thích cảnh những người đứng đầu làng luôn gây chiến đánh nhau với các làng khác, nên đã ra đi làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước cạnh sông ĐăkBla. Vùng đất này rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc định cư sinh sống, nên dần dần nhịều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập ra của người Bana sát bên bờ sông ĐăkBla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Dịch từ tiếng Bana ra tiếng Kinh (Việt), Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là Hồ, ao, bàu n­ớc...); và tên gọi Kon Tum gắn liền với địa danh như nội dung đã đề cập trên.
Do vị trí đặc biệt, vùng đất Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng ĐăkBla uốn quanh, bồi đắp cho những luồng phù sa màu mỡ, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, vùng đất nơi đây cũng có những biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây sinh sống mỗi ngày một đông. Người Kinh khi đến với vùng đất bắc Tây Nguyên qua một thời gian tìm kiếm cũng đã chọn vùng đất Kon Tum làm nơi dừng chân định cư sinh sống lâu dài. Kon Tum từ đó trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc anh em.
Bằng sự cần cù lao động của con người và điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi lập thành thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum; cả khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý - hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.

Khái quát về tình hình cơ bản của tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum nằm ở độ cao bình quân 550 - 700 mét so với mặt nước biển. Tỉnh có 1 thị xã với 8 huyện với tổng dân số khoảng 375 nghìn người, gồm nhiều dân tộc sinh sống trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 53%.

Tỉnh Kon Tum có đường quốc lộ 14 chạy dài từ Tây Quảng Nam-Đà nẳng qua tỉnh lị Kon Tum nối Gialai-Đak Lak Thành phố Hồ chí Minh, quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi, quốc lộ 40 nối với A Tô Pơ (Lào). Khí Hậu Kontum là khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23,4 o c, lượng mưa trung bình năm 1.884mm , độ ẩm không khí trung bình 77%, số giờ nắng trong năm 2.200 giờ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Rất ít khi xãy ra lụt bão, đây là điều kiện có ý nghĩa rất lớn và thực tiễn để phát triễn ngành nông nghiệp.

Kon Tum có 51.878 ha đất nông nghiệp và 69.987 ha đất có khả nang sản xuất nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng như sắn, lạc, cà phê, cao su, mía...cho năng suất khá cao, ngoài ra còn có 26.000 ha đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn 92% tổng diện tích tự nhiên , rừng Kon Tum đa số là rừng nguyên sinh có nhiều loài gỗ quý như: Trắc, hương, cẫm lai...các dược liệu như sâm, sa nhân, ngũ gia bì, cẩu tích....và nhiều động vật quý hiếm. Trong lòng đất còn chứa rất nhiều loại khoáng sản như vàng, quặng bô xit, đá quý, kim loại phóng xạ...với trữ lượng khá lớn.

Kon Tum còn có nhiều thắng cảnh đẹp. Đến Kon Tum du khách có thể tham quan các khu rừng nguyên sinh Chư Mô Rây, Đak Uy, Cao nguyên Kon Plong, núi Ngọc Linh, thác Dak T're , thác Konxlak, thác Măng cành....Các di tích lịch sử như Ngục Kon Tum, đường Hồ Chí Minh, chiến trường Đak Tô-Tân cảnh và đến thăm các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số với những nét sinh hoạt truyền thống như Lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, bỏ mã... Ngoài ra với các vùng nguyên liệu đa dạng, phong phú, Kon Tum có đủ điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng.

Để khai thác tốt nhất các nguồn lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bạn đến đầu tư. Hy vọng rằng Kon Tum sẽ là nơi chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Lâm nghiệp

Kon Tum có 920.007 ha đất lâm nghiệp, chiếm 92% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất có rừng là 614.379 ha và diện tích đất không có rừng 314.610 ha. Tổng trữ lượng gỗ 59.990.094 m3 có nhiều loại gỗ quý như Trắc, Cẩm lai, giáng hương, cà te, sao, thông....động vật rừng phong phú và đa dạng như: Hổ, voi, khỉ, bò rừng, gấu....

Để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, Tỉnh chủ trương hạn chế khai thác gỗ và đi đến đóng cữa rừng tự nhiên, chú trọng việc khoanh nuôi và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn các con sông chính và Thuỷ điện Ya Ly, Đak Pô Kô, Plei Krong....

Tiến hành giao đất rừng cho các hộ gia đình và tổ chức kinh tế quản lý chăm sóc, đẩy mạnh công tác trồng cây gây rừng bằng các hình thức tập trung, phân tán với nhiều nguồn vốn : chương trình 5 triệu ha rừng, vốn liên doanh, vốn trong dân cư...

Phấn đấu trồng mỗi năm từ 5000 - 10000 ha rừng các loại.

Chăn nuôi

Điều kiện tự nhiên và địa hình Tỉnh Kon Tum có nhiều lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi.
Vùng ven sông hồ thuận lợi cho nuôi thả cá, gia cầm, các vùng đồi núi với 26000 ha đồng cỏ và tận dụng nguồn cỏ dưới tán rừng, vườn rừng là lợi thế lớn cho việc nuôi bò, dê...quy mô lớn. Hiện nay đã hình thành các mô hình trang trại có quy mô từ vài chục đến vài trăm con bò, dê.

Những năm gần đây ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá của Tỉnh.

Hướng phát triển tới nhằm nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp chế biến.

Giao thông vận tải liên lạc

Tỉnh Kon Tum nằm ở vùng ngã ba biên giới Việt nam – Lào – Campuchia, là nơi hội tụ của các đường giao thông : quốc lộ 40, quốc lộ 14, quốc lộ 24 nên có vị trí quan trọng về đầu mối giao lưu kinh tế. Trong chiến lược phát triển vùng, hệ thống cảng biển miền Trung (Liên Chiểu, Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai) được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới; cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi được xây dựng và nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, cùng với việc xây dựng và nâng cấp các quốc lộ 40,24,14, tỉnh Kon Tum sẽ trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang thương mại quốc tế nối từ Mianma – Đông Bắc Thái Lan – Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung Đông Nam Bộ. Đây là tuyến hành lang thương maị Đông – Tây ngắn nhất thông qua cửa khẩu Bờ Y.

Kon Tum cách không xa khu vực phát triển của miền Trung ( từ Kon Tum đến Đà Nẵng 300km theo quốc lộ 14; Kon Tum đến Dung Quất khoảng 230km theo quốc lộ 24; đến cảng Quy Nhơn khoảng 230km theo quốc lộ 19) sẽ chịu ảnh hưởng lớn của những khu vực phát triển này trong quá trình giao lưu kinh tế, tiếp nhận những kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút đầu tư. Song đây cũng là những thách thức lớn trong định hướng kinh tế, chiếm lĩnh thị trường, gắn ổn định phát triển kinh tế với giữ vững an ninh quốc phòng của một vùng ngã ba biên giới có tầm khống chế lớn của Tây Nguyên.

Category: CLB HDV 3V | Added by: phuocdeptrai
Views: 440 | Downloads: 0 | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz