ĐÓN XUÂN MỚI 2009
DANH MỤC
Catalog categories
CLB HDV 3V [15]
Tin nhắn
Bình chọn
Bình chọn
Total of answers: 13
Main » Files » TUYẾN ĐIỂM TÂY NGUYÊN » CLB HDV 3V

DAKLAK TRUYỀN KỲ (2)
[ ] 2008-12-13, 5:46 AM
Buôn Đôn là cách gọi theo tiếng Êđê, Bản Đôn là cách gọi theo tiếng Lào. Buôn Đôn nghĩa là “làng đảo” vì buôn này nằm bên cạnh dòng sông Sêrêpôk, dòng sông này dài 332km, được hợp bởi 2 con sông, sông Krông Ana và Krông Nô, theo tiếng Êđê là sông vợ và sông chồng, hợp nhau từ tỉnh Lâm Đồng và chảy qua địa phận buôn Đôn về tỉnh Munnoriki của Campuchia. Và dòng sông này còn có tên là dòng sông chảy ngược. Vì thường thì các con sông luôn chảy từ tây đổ ra biển đông, nhưng địa hình ở đây luôn dốc từ đông sang tây nên các dòng sông ở đây luôn chảy từ đông sang tây.

Đăk Lăk là nơi có nền văn hoá đa sắc tộc, với hơn 44 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhưng riêng ở bản Đôn đã có đến 7 dân tộc cùng sinh sống và 3 dân tộc đông nhất ở đây là Lào, Êđê và M’nông. Ngôn ngử chính giao tiếp hằng ngày là tiếng Lào, vì người Lào là người đầu tiên đưa trào lưu văn hoá lên mãnh đất này. Nhưng nét văn hoá nổi trội và đặc sắc nhất ở đây vẩn là người Êđê, trang phục và nhà ở chủ yếu là ảnh hưởng của người Êđê.

Khi nhắc đến bản Đôn là nghe đến những huyền thoại về săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Khi chúng ta đến ngôi nhà nào ở đây mà phía trước cửa nhà có cấm 2 cành cây tươi thì chúng ta không nên vào ngôi nhà đó, bởi vì trong thời gian này gia đình đó đang chuẩn bị đi săn voi, và họ không muốn tiếp bất cứ 1 người khách lạ nào vì họ nghỉ rằng sự bất đồng ngôn ngử là điều không may cho cuộc săn voi sắp tới của họ.

Từ khi người thợ bước chân ra khỏi nhà để thực hiện cuộc săn voi, thì các thành viên trong gia đình họ phải kiêng kị những điều như sau:

1. Không được làm đổ bất cứ một vật dụng gì trong gia đình, đặc biệt là cái chiêng, cái ché, cái chày, cái gùi. Vì họ sợ khi con voi nhà vào trong rừng sẻ bị con voi rừng quật ngã.

2. Không được khâu vá vào ban đêm. Vì họ sợ lòng bàn chân của con voi nhà khi vào trong rừng sẻ đạp phải chông gai và không đi được.

3. Bếp lò trên nhà khách của họ phải luôn sáng 24/24giờ. Vì họ nghĩ rằng thần ánh sáng sẻ soi đường rọi lối cho các thợ săn khi vào rừng săn voi.

4. Không được tỏ tình hay nhận lời tỏ tình với bất cứ một người nào. Vì họ sợ khi con voi nhà vào trong rừng không đi tấn công con voi rừng mà lại đi làm quen với nó, điều đó sẻ rất nguy hiểm cho người thợ săn.

5. Không được tới nhà của người mới sinh hoặc gia đình có người chết. Vì họ sợ khi con voi nhà vào trong rừng sẻ bị đau bụng hoặc chết mà không hiểu nguyên do.

6. Không được chiên ráng bất cứ dầu mở nào. Vì dầu mở là chất trơn trợt, họ sợ khi tấn công con voi rừng, vủ khí trên tay người thợ săn sẻ bị trơn trợt và rơi xuống đất, lúc đó tính mạng của người thợ săn không được bảo toàn.

7. Các thành viên trong gia đình họ, không ai được bôi hoặc tẩm lên mình những chất phẩm thơm nào. Vì họ sợ một cơn gió vô tình nào đó sẻ đưa mùi hương của người thân đến với người thợ săn làm cho người thợ săn lưu luyến vấn vương và không đủ lý trí tấn công con voi rừng thì cuộc săn voi của họ sẻ không bao giờ thành công được.

Đối với người thợ săn họ cũng có 3 sắc lệnh bất di bất dich đó là:

1. Người thợ săn nào khi mới vào rừng săn voi thì tuyệt đối không được mặc quần áo, chỉ được đóng 1 cái khố. Người nào săn được 18 con voi thì được mặc áo. Săn đủ 36 con voi mới được mặc nguyên bộ đồ.

2. Khi vào rừng săn voi, đầu thợ săn lúc ngủ phải luôn quay về phía dòng sông, dòng suối, khi đi lấy nước họ phải đi lùi. Con mắt của họ phải luôn để ý tới con voi rừng.

3. Khi người thợ chính tấn công con voi rừng, phải dùng dây thòng lọng vứt vào đúng vị trí phía trái chân sau của con voi thì mới bắt được con voi về làng. Vì họ nghĩ rằng đó là điểm yếu duy nhất của con voi.

(vào thời ông tổ, người thợ săn đi săn voi, khi đã bắt được con voi rồI, họ cột con voi đó vào gốc cây trong rừng, lúc cột, con voi tấn công người thợ săn, người thợ săn bỏ chạy nhưng không may cái áo của họ vướng vào cành cây cho nên con voi rừng đã giẫm nát người thợ săn. Vì vậy mà ở sắc lệnh thứ nhất, khi mới vào rừng săn voi, chưa có kinh nghiệm thì tuyệt đối không được mặc quần áo là như vậy. còn ở sắc lệnh thứ 3, phải vứt dây thòng lọng vào đúng vị trí phía trái chân sau của con voi, bởi vì khi đã giẩm nát người thợ săn rồi thì 3 chân của con voi dính đầy máu của người thợ săn chỉ có duy nhât phía trái chân sau của nó là không dính máu.)

Khi đã bắt được voi họ sẻ không đưa voi về làng ngay mà sẻ nhốt con voi đó ở trong rừng. Họ dùng một cái cùm chử V bên trong có nhiều gai nhọn, cùm vào cổ con voi và treo ngược nó lên cành cây, bỏ đói trong ba ngày. Khi bị cùm như vậy con voi rừng sẻ giật và lúc nó giật mạnh thì cái cùm chử V sẻ siết chặt con voi và những cái gai nhọn của cùm sẻ đâm vào cổ của nó làm cho nó đau đớn, như vậy hạn chế được sức giật của con voi và bỏ đói nó trong 3 ngày là nhằm giảm bớt sức lực của voi rừng để dể thuần dưỡng hơn. Trong quá trình thuần dưỡng voi, người thợ săn phải khoá 2 bước chân trước và 2 bước chân sau của nó vào 2 cái cùm số 8, vì bước chân của con voi rừng rất dài và rất mạnh, nếu không hạn chế 2 bước chân của nó thì lúc đưa voi về làng sẻ rất nguy hiểm cho các thành viên trong làng. Ở đây, những con voi đã thuần rồi bước chân của nó rất ngắn và êm chứ không dài và mạnh như con voi rừng.

Trên người của người săn bắt và thuần dưỡng voi luôn có cây gậy k’reo là vật bất ly thân. Con voi bản Đôn chỉ sợ duy nhất có cây gậy k’reo, vì trong suốt quá trình thuần dưỡng, người thợ săn hoàn toàn dùng cây gậy này thuần voi, họ dùng gậy đâm khắp người con voi cho đến khi máu nó trào ra, nước mắt trào ra, con voi gầm rú lên thì người thợ săn mới thôi đánh nó và bắt đầu quá trình thuần nó, cho nó ăn các món ăn ngon như: chuối, măng, tre, mía,…những món ưa thích của con voi. Con voi nào đã thuần rồi mà còn bướng không nghe lời thì chỉ cần đưa cây gậy k’reo ra là nó sẻ nghe lời ngay.

Những người ngồi trên lưng voi thường cầm cây gổ cốc (hay còn gọi là cây gổ tăng tốc) khi gỏ cây này lên đầu voi, nó sẻ đi nhanh hơn (gọi là cây gổ cốc vì trước đây, trong 54 dân tộc anh em chúng ta thì có nhóm có chử viết nhưng có nhóm chưa có chử viết và họ sẻ đặt tên bằng tiếng âm thanh của vật đó khi tác dụng lên, khi cây này gỏ lên vật khác thì nghe tiếng “cốc” nên họ gọi nó là cây “gổ cốc”).

Trong một đội đi săn voi có 10-15 con voi, con voi đi đầu luôn là con voi cái và tấm da trâu được đặt lên mình con voi cái, người tù trưởng sẻ ngồi lên tấm da trâu đó để điều khiển đội săn voi của họ, trong quá trình điều khiển thì người tù trưởng sẻ thổi tù và để ra hiệu lệnh và khi đã săn được voi rồi thì người tù trưởng cũng sẻ thổi tù và này về buôn làng để báo hiệu rằng buổi săn voi của buôn làng họ đã thành công, lúc đó trong buôn làng sẻ mở tiệc ăn mừng cho đội săn voi.

Để phân biệt voi đã thuần rồi và voi chưa thuần ta nhìn vào chiếc vòi của con voi: Voi đã thuần thì vòi của nó luôn để thòng xuống. Voi chưa thuần thì vòi của nó luôn cong lên, biểu hiện sự hung hăng của con voi rừng. Voi có ngà là voi đực, voi chỉ có 2 cặp nanh mà không có ngà là voi cái. Voi có tuổi thọ trung bình là 120 tuổi và đặc biệt voi có vòng đời sinh sản từ 18-22 tháng. Nếu trong 18 tháng con voi được sinh ra thì chắc chắn đó là con voi cái, nếu như sau 18 tháng mà con voi chưa được sinh ra thì biết ngai trong bụng voi mẹ là 1 con voi đực.

Lượng thức ăn voi dùng trong 1 ngày rất nhiều từ 1-5 tạ, người ta không bao giờ nuôi nổi con voi trong buôn làng. Vì vậy sau 1 ngày làm việc, đến tối họ sẻ thả nó vào trong rừng để nó tự kiếm ăn, sáng đến chủ của con voi sẻ đến tìm và kêu đúng tên của nó thì nó sẻ theo chủ của nó về. Khi ăn như vậy thì một đêm voi chỉ ngủ 2 tiếng và không bao giờ ngủ ban ngày.

Con voi ở đây rất thông minh, khi nó cảm giác sắp chết nó sẻ khóc với chủ của nó trong 3 ngày để cho chủ nó biêt và thả nó vào rừng, trong quá trình kiếm ăn trong rừng đến lúc nó kiệt hết sức nó sẻ đắm mình xuống sông để cho các loài khác ăn thịt. Vì vậy mà con voi ở đây có câu danh ngôn là: khi con voi chết đi còn là vật thiện sinh cho các loài vật khác.

Người đã lập ra nghề săn voi cũng như đã khai sinh ra mảnh đất bản Đôn là một vị tù trưởng đầy tài ba tên là K’nu Kh’nun (1828-1938), ông thọ 110 tuổi. Ông đã từng săn được trên 300 con voi và điều đặc biệt là vào năm 1861 ông săn được con voi bạch tượng, sau đó ông đem tặng cho vua Thái Lan. Cảm kích tấm lòng của ông, vua Thái Lan ban tặng cho ông rất nhiều của cải, châu báo và đặc biệt là danh hiệu Khun-Nha-Nôp theo tiếng lào ở đây nghĩa là “vua săn voi” và hiện nay thì khu lăng mộ của ông được đặt tại khu văn hoá nhà mồ buôn Đôn.

Người kế tiếp sau này của ông củng là một dũng sỉ săn voi số 1 tây nguyên, tên là Ama Công, hiện nay ông 96 tuổi và điều đặc biệt của ông là vào năm 81 tuổi ông lấy người vợ thứ tư, người vợ thứ tư năm đó của ông chỉ mới 31 tuổi. Hiện nay gia đình ông và người con 11 tuổi đang sống cách buôn Đôn 3km, ông đã từng săn trên 200 con voi

Category: CLB HDV 3V | Added by: phuocdeptrai
Views: 417 | Downloads: 0 | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Tìm kiếm
Trang Ucoz
Số liệu thống kê

Trang web được thiết kế bởi CLB HDV 3V © 2024
Create a free website with uCoz